[Bạn có biết] Ngày Nhà giáo Việt Nam: Ai là thầy giáo của hai hoàng đế nổi tiếng nhất sử Việt?

bởi admin2
0 bình luận

Vị danh nhân khoa bảng vinh dự trở thành thầy giáo đầu tiên dạy học cho vua

Sau khi đỗ đầu trong kỳ thi Minh kinh bác học năm 1075, Lê Văn Thịnh (1038-1095) dạy học cho vua Lý Nhân Tông, trở thành người thầy đầu tiên của các vị vua nước Việt. Sau khi đỗ đầu trong kỳ thi Minh kinh bác học năm 1075, Lê Văn Thịnh dạy học cho vua Lý Nhân Tông, trở thành người thầy đầu tiên của các vị vua nước Việt. 

Người thầy có nhiều học trò đỗ Trạng nguyên nhất

Theo sách Đại Nam nhất thống chí, thầy Trần Ích Phát (chưa rõ năm sinh, mất) quê ở làng Triều Dương, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ông được cho rằng thọ tới 100 tuổi.Thầy Trần Ích Phát có 3 học trò đỗ trạng nguyên, 4 bảng nhãn, 10 thám hoa và nhiều người khác đỗ tiến sĩ. Ông được cho là thầy giáo có nhiều học trò đỗ đại khoa nhất trong lịch sử. Theo thống kê, tính từ khoa thi đầu tiên triều đình định ra tam khôi cho đến khoa thi cuối cùng lấy trạng nguyên (năm 1736), nước ta chỉ có 50 người đỗ trạng.

Riêng dưới thời vua Lê Thánh Tông trị vì (1460-1497), cả nước có 9 trạng nguyên, 10 bảng nhãn, 10 thám hoa, 146 hoàng giáp, 136 tiến sĩ. Trong đó, 3 học trò của thầy Trần Ích Phát đỗ trạng nguyên, 4 bảng nhãn, 6 thám hoa, 10 hoàng giáp và 51 tiến sĩ.Ba học trò của thầy Trần Ích Phát đỗ trạng nguyên là Vũ Kiệt (đỗ năm 1472), Trần Sùng Dĩnh (đỗ năm 1487) và Nghiêm Hoản (đỗ năm 1496). Riêng ở 2 khoa thi đình năm Hồng Đức thứ 18 và thứ 27 đời vua Lê Thánh Tông, tất cả bảng tam khôi đều là học trò của thầy Phát.

Nhà giáo là nhân vật có ảnh hưởng lớn ở thế kỷ 16 và nổi danh về tài tiên tri

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), tên húy là Văn Đạt, tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân am cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử , là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam – Bắc triều (Lê – Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.

Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước “Trình Tuyền hầu” rồi thăng tới “Trình Quốc công” mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Dưới thời phong kiến của Việt Nam, ông là một trong số rất hiếm văn nhân Nho gia điển hình (tức là những người không phải quan tướng nắm binh quyền và chưa từng cầm quân ra trận) được phong tới tước Công (‘Quận công’ hay ‘Quốc công’) ngay từ lúc còn sống. Trình Quốc công là tước phong chính thức cao nhất của vua nhà Mạc ban cho Nguyễn Bỉnh Khiêm gần 20 năm trước khi ông mất.

Nhà giáo đỗ tiến sĩ nhưng nhất quyết không làm quan mà về quê mở trường dạy học

Sau khi thi đỗ thái học sinh (tiến sĩ) dưới thời vua Trần, Chu Văn An ( 1292–1370) không ra làm quan, ông xin vua về mở trường dạy học. Câu nói nổi tiếng của ông với vua Trần Minh Tông là: “Thần đọc sách, chưa thấy nước nào không coi trọng sự học mà có thể tiến lên được. Xin bệ hạ cho thần được về nhà mở trường dạy học, góp phần bồi bổ sự học của nước nhà”.

Thầy giáo nổi tiếng “văn võ song toàn”, có tới 2 học trò về sau trở thành hoàng đế

Trương Văn Hiến là võ sư, đồng thời cũng là nhà giáo nổi tiếng trong sử Việt. Sinh thời, ông có tới hai người học trò về sau trở thành hoàng đế là Nguyễn Nhạc (Thái Đức Hoàng đế) và Nguyễn Huệ (Quang Trung Hoàng đế), còn một người học trò khác sau xưng vương là Nguyễn Lữ (Đông Định vương). Cả 3 anh em “Tây Sơn tam kiệt” đều là học trò của ông. Theo sách Những người thầy trong sử Việt, Trương Văn Hiến vốn là người rất kén chọn học trò, không phải ai đến xin học cũng được thầy thu nạp. Vậy mà, như gặp cơ duyên, thầy Trương Văn Hiến đã nhận lời lên đất Tây Sơn để nhận lời dạy học cho 3 anh em nhà họ Nguyễn.
Nguồn: Bạn có biết

Nội dung liên quan

Để lại bình luận

097.817.9237