Diễn Đàn xây dựng tình bạn đẹp – Nói không với bạo lực học đường

bởi admin2
0 bình luận

Bạo lực học đường luôn là đề tài được toàn xã hội quan tâm bởi người gây ra lại chính là học sinh.  Chúng ta có thể thấy bạo lực học đường có thể gây nên những hậu quả không thể lường trước, có thể là sinh mạng, là tương lai của một con người. Bạo lực học đường đã trở thành mối lo ngại của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.

(diễn đàn thu hút gần 1000 học sinh trường TH,THCS,THPT Tân Hòa)

 

Vậy cần hành động gì trước vấn nạn bạo lực học đường?

Vừa qua Đoàn trường THPT Tân Hòa đã vừa tổ chức diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường” trong các chi đoàn nhằm tuyên truyền, định hướng cho các bạn học sinh những giá trị, đạo đức tốt đẹp, nêu tấm gương người tốt, việc tốt để các bạn noi theo, đẩy lùi bạo lực học đường.

Chúng ta hiểu thế nào về bạo lực học đường?

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
Toàn cảnh học sinh trường

Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường.

Nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực học đường?
1. Sự khát khao khẳng định cái “Tôi ”

Tâm lý muốn khẳng định cái Tôi mạnh mẽ, muốn thể hiện suy nghĩ, quan điểm và cách hành xử riêng của mình không phụ thuộc vào người lớn. Nếu cha mẹ đối xử kiểu bàng quan – xa cách hoặc nghiêm khắc cứng nhắc thì học sinh cảm thấy bị cô độc ngay trong ngôi nhà của mình. Ở trường có thể do kết quả học tập không tốt, do cha mẹ trách mắng, Thầy cô phê bình… học sinh sẽ tiếp nhận chuẩn mực khác đi ngược với nội quy, quy tắc của xã hội. Thay vì khẳng định bản thân bằng kết quả học tập tốt, tu dưỡng phấn đấu tốt học sinh lại phản ứng bằng cách lập các “Chiến tích” như: bắt nạt, đe doạ, trấn lột, đánh bạn vì thích làm đại ca.

  1. Do quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình.


Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách học sinh. Trong gia đình có 3 kiểu quan hệ giữa cha mẹ và con cái:

  • Quan hệ tin tưởng – bình đẳng;
  • Quan hệ bàng quang – xa cách,
  • Quan hệ nghiêm khắc – cứng nhắc.

Trong 3 quan hệ này quan hệ kiểu (2) bàng quang xa cách dẫn đến tình trạng bạo lực nhiều vì cha mẹ không có cơ hội chia sẻ tâm sự, uốn nắn các em, các em thiếu sự quan tâm giáo dục, thương yêu đùm bọc (do cha mẹ lo làm ăn, cha mẹ hay gây lộn với nhau… ) Nếu cha mẹ đối xử kiểu 3 nghiêm khắc- cứng nhắc thì học sinh cảm thấy bị cô độc ngay trong ngôi nhà của mình. Ở trường có thể do kết quả học tập không tốt, do cha mẹ trách mắng, Thầy cô phê bình… học sinh sẽ tiếp nhận chuẩn mực khác đi ngược với nội quy, quy tắc của xã hội vì thế các em đẽ nhập bạn với các nhóm bạn xấu trong nhà trường dẫn đến

  1. Tâm lý gặp khó khăn trong việc kết bạn vì:

Lịch học tập, làm việc kín cả tuần , không có thời gian cho việc kết bạn, giao lưu, chia sẻ, đối với bạn bè trở thành người dửng dưng xa cách. Lớp trẻ ngày càng trở nên ích kỷ, ai cũng muốn trở thành người hàng đầu, kẻ chiến thắng, ít quan tâm đến kẻ yếu, người thất bại.

  1. Ảnh hưởng của văn hoá và các phương tiện truyền thông.

Hiện nay, từ rất nhỏ trẻ em cũng chơi trò chơi bạo lực (Ở nhà trẻ, mẫu giáo nhiều trò chơi bạo lực (Kiếm, súng, siêu nhân …), lớn lên có xu hướng hành xử bạo lực. Học sinh đắm mình trong các nhân vật, các trò chơi Game online trực tuyến đầy tính bạo lực.Các bộ truyện tranh bạo lực, phim ảnh, truyền hình tràn lan… đã tác động đến nhận thức, tình cảm làm cho những nhân vật trong phim… mặc dù sai nhưng các em vẫn ngộ nhận là đúng và học theo, làm theo.
5. Đôi khi, bạo lực cũng xuất phát từ nguyên nhân do bị bắt nạt, bị nói xấu hoặc bị gây hấn rồi phản ứng lại bằng các hình thức bạo lực khác nhau. Bên cạnh đó, đáng lưu ý là những nguyên nhân xuất phát từ sự rủ rê, lôi kéo từ bạn bè, và không ít trường hợp đã dẫn đến những vụ học sinh đánh hội đồng trong và ngoài nhà trường.
Cần làm gì để phòng chống bạo lực học đường?

Xây dựng tình bạn đẹp – Nói không với bạo lực học đường. Không cho phép thái độ định kiến thù địch và phân biệt đối xử diễn ra giữa học sinh và các nhóm học sinh trong lớp.  GVCN, GVBM luôn lắng nghe học sinh của mình xem điều gì đang diễn ra ở các em.  Sớm nhận biết những dấu hiệu bạo lực ở học sinh. Các dấu hiệu cho thấy bạo lực sắp xảy ra bao gồm: Học sinh giảm hứng thú học tập, thích chơi hoặc xem các trò game bạo lực; tâm trạng chán nản; nói về nỗi tuyệt vọng, thất vọng và cô lập với các học sinh khác, thiếu kỹ năng kiểm soát giận dữ, hoặc mang vũ khí vào lớp. Bên cạnh đó nhà trưởng tổ chức các buổi hội thảo, xây dựng chuyên đề thảo luận về các biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường; Tổ chức các nhóm bạn phát hiện và khuyến khích những học sinh thông báo các biểu hiện và bạo lực cho Giáo viên; Dạy học sinh kỹ năng kiểm soát sự giận dữ và giải quyết xung đột; Giữ mối liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh và Công an địa phương nơi trường đứng chân để xử lý nhanh kịp thời các vụ việc xảy ra.

Sau gần một giờ đồng hồ, Chương trình sinh hoạt chủ đề “Xây dựng tình bạn đẹp – Nói không với bạo lực” tại Đoàn trường THPT Tân Hòa đã diễn ra thành công tốt đẹp. Chương trình ngày hôm nay đề cập đến những nội dung đã thu hút nhiều bạn học sinh trong nhà trường tham gia nhiệt tình, đề cao trách nhiệm trong công tác phòng chống bạo lực học đường, xây dựng văn hóa học đường và xây dựng tình bạn đẹp, lành mạnh. Hy vọng rằng vấn đề bạo lực một ngày nào đó sẽ không còn tồn tại tại nơi học đường nữa. Chúc các bạn học sinh sẽ luôn chăm ngoan, học tốt và trở thành những người tài đức trong tương lai.

Nội dung liên quan

Để lại bình luận

097.817.9237