[Giải đáp thắc mắc] Tại sao bồn cầu trên máy bay không có nước?

bởi admin2
0 bình luận

Đi máy bay giờ đây không còn là chuyện quá xa lạ, đặc biệt đối với những hành khách quanh năm suốt tháng đi du lịch khắp nơi. Trong quá trình di chuyển bằng phương tiện này không thể tránh khỏi những trường hợp bụng dạ biểu tình đòi quyền “làm chủ”. Và tới lúc đó, người ta buộc phải “thuận theo tự nhiên” mà tiến vào buồng vệ sinh để “giải quyết”.

Tuy nhiên vì là một loại phương tiện bay lửng lơ trên không, nên dĩ nhiên cấu tạo của WC trên máy bay sẽ khác hoàn toàn so với dưới mặt đất. Nhiều người vẫn thường thắc mắc: Nếu đi toilet trên máy bay thì có nước để dội bồn cầu hay không? Nếu không thì chắc sẽ ngại chết mà chẳng dám đi!

Tuy nhiên, nếu có dịp đi vệ sinh trên máy bay, bạn sẽ thấy rằng cấu tạo bồn cầu của máy bay rất kỳ lạ. Như ở nhà, chúng ta sử dụng bồn cầu nước, dùng sức ép của dòng nước để đẩy các loại chất thải xuống ống cống. Tuy nhiên trên máy bay sẽ không có hệ thống ống cống hay bể phốt. Thế thì các thứ “sản phẩm” mà con người để lại trong buồng vệ sinh rốt cuộc sẽ trôi đi đâu?

Trước hết, hệ thống nhà vệ sinh trên máy bay có cơ chế hoạt động khác hoàn toàn so với nhà vệ sinh thông thường

Bồn cầu trên máy bay không hề ngập nước như các loại bồn cầu thông dụng mà chúng ta đang dùng hiện nay. Một khi bạn “xong việc” và bấm xả, hệ thống sẽ kích hoạt chức năng hút “sản phẩm” để làm sạch bồn cầu.

Đáng nói, lực hút của hệ thống này là cực mạnh. Bởi vậy người ta mới khuyến cáo hành khách nên đậy nắp bồn cầu trước khi giật nước để tránh trường hợp các đồ vật khác vướng víu bị bồn cầu hút vào (như điện thoại, trang sức, vật dụng cá nhân,…)

Mặt khác, nhiều hành khách khó tính sẽ tiếp tục thắc mắc nếu chỉ hút như vậy thì bồn cầu liệu có sạch sẽ hay còn vương lại chút “dư vị” của con người? Một sự thật thú vị khác chính là bên trong bồn cầu đã được tráng trước nhựa Teflon (loại nhựa dùng để tráng chảo chống dính). Vì vậy, sau khi bấm nút một cái là mọi thứ biến mất ngay!

Các “sản phẩm” mà con người để lại trong buồng vệ sinh rốt cuộc sẽ trôi đi đâu?

Quay trở lại với quy trình hút chất thải. Sau khi bị hút với vận tốc còn nhanh hơn cả đua xe F1, các thứ chất thải sẽ được chuyển vào một thùng lớn được đặt đâu đó ở khu gầm máy bay.

Khi hạ cánh là lúc người ta làm sạch những thứ này. Có một phương tiện chuyên dụng để đảm đương nhiệm vụ này, đó chính là chiếc xe tải mang tên “honey truck” – một cái tên khá mĩ miều so với thực tế nhỉ.

Từ chiếc xe tải này, người ta sẽ nối ống bơm vào phần thùng chứa chất thải bên trong để tiếp tục hút hết phần “nội dung” bên trong những chiếc thùng ấy. Hút xong xuôi, kỹ thuật viên tiếp tục nối một ống nữa vào thùng chứa của máy bay để làm sạch, khử trùng một lần nữa. Mỗi lần hút như vậy, nhân viên làm vệ sinh dọn được hàng trăm đến hàng nghìn lít chất thải trước khi máy bay sẵn sàng cất cánh cho chặng kế tiếp.

Nội dung liên quan

Để lại bình luận

097.817.9237